Hybrid Cloud là sự kết hợp hài hoà giữa ưu điểm của hai mô hình, Private Cloud và Public Cloud. Chúng không chỉ cho phép doanh nghiệp xây dựng một giải pháp tùy chỉnh mà còn đáp ứng hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp về độ bảo mật, khả năng kiểm soát và lưu trữ dữ liệu.
1. Hybrid Cloud là gì?
Hybrid Cloud (máy ảo dùng riêng) là dịch vụ điện toán đám mây có sự kết hợp hài hoà giữa mô hình Public Cloud và mô hình Private Cloud.
Hybrid Cloud thường được thiết kế và xây dựng riêng cho tổ chức bởi bên thứ ba có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn triển khai.
2. Phân loại Hybrid Cloud
Thông thường, Hybrid Cloud sẽ được chia thành hai loại cơ bản là: Hybrid Cloud truyền thống và Hybrid Cloud hiện đại. Cụ thể:
- Hybrid Cloud truyền thống: cho phép các tài nguyên (do Hybrid Cloud cung cấp) được tích hợp vào phần mềm quản lý tập trung để tạo thành cơ sở hạ tầng Private Cloud. Từ đó, thông qua trung tâm điều khiển, người dùng có thể dễ dàng giám sát và phân bổ các tài nguyên đó.
- Hybrid Cloud hiện đại: cho phép các doanh nghiệp tạo ra các ứng dụng mới từ công nghệ gốc đồng thời giúp việc triển khai, quản lý và tự động hóa công việc trở nên nhanh chóng, đơn giản và phù hợp hơn với mục đích kinh doanh.
3. Nguyên lý hoạt động của Hybrid Cloud
Về nguyên tắc chung, khi có sự thay đổi về chi phí hoặc khi xảy ra những tình huống phát sinh (mất kết nối network, lỗi phần cứng, v.v.), Hybrid Cloud sẽ tự động luân chuyển tài nguyên điện toán giữa Public Cloud và Private Cloud để đảm bảo duy trì các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, mỗi loại Hybrid Cloud sẽ có một nguyên lý hoạt động riêng:
- Hybrid Cloud truyền thống: chuyển đổi tài nguyên điện toán thành cơ sở hạ tầng trên Private Cloud. Sau đó, kết nối cơ sở hạ tầng với Public Cloud và tích hợp trên các công cụ quản lý thống nhất. Cuối cùng, người dùng có thể sử dụng bảng điều khiển trung tâm để giám sát, quản lý và phân bổ tài nguyên dễ dàng.
- Hybrid Cloud hiện đại: tự động xây dựng, chia nhỏ và chuyển đổi các ứng dụng thành các phần nhỏ hơn trong Public Cloud và Private Cloud. Sau đó, những thành phần này có thể được tích hợp lại để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó (kinh doanh, lưu trữ, v.v.).
4. Ứng dụng Hybrid Cloud
Hybrid Cloud ra đời giúp các doanh nghiệp sử dụng hạ tầng điện toán đám mây một cách linh hoạt và ổn định hơn. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của mô hình Hybrid Cloud:
- Cho phép doanh nghiệp triển khai mô hình cục bộ tại chỗ: khi phát sinh vấn đề, doanh nghiệp có thể tận dụng sử dụng cả mô hình Public Cloud và Private Cloud. Cụ thể: Public Cloud để lưu trữ các tài nguyên ít quan trọng còn Private để lưu trữ dữ liệu và các công việc quan trọng hơn. Từ đó, các doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng mô hình mà không gặp nhiều rủi ro về chi phí đầu tư vào các hệ thống.
- Phù hợp với các công việc có tính thay đổi hoặc tính đột biến cao: khi hệ thống bị quá tải đột biến, Hybrid Cloud sẽ bổ sung tài nguyên trên nền tảng Public Cloud. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và điều hành một khối lượng công việc lớn trong trường hợp nhu cầu tăng cao.
- Sử dụng để xử lý Big Data: trong quá trình xử lý lượng lớn dữ liệu, bộ nhớ của Hybrid Cloud Storage kết hợp với trình ảo hóa để cộng tác với Public Cloud giúp lưu trữ và truy cập vào phần lớn dữ liệu của công ty hoặc tổ chức.
- Cho phép sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ IT: doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu ổn định trên Private Cloud hoặc Public Cloud. Từ đó, hiệu suất công việc được cải thiện và tiết kiệm lượng lớn chi phí.
5. Ưu điểm – nhược điểm của Hybrid Cloud
Hybrid Cloud là mô hình có sự giao thoa giữa Private Cloud và Public Cloud. Do đó, nó sẽ có những ưu điểm vượt trội và điểm hạn chế nhất định:
Ưu điểm |
Hạn chế |
- Tính linh hoạt cao vì cho phép kết hợp với nhiều cơ sở dữ liệu trong cùng một thời điểm với từng mục đích cụ thể.
- Tối ưu chi phí vì không cần tập trung đầu tư vào hệ thống.
- Đáp ứng nhu cầu mở rộng cao khi công việc phát sinh tình huống đột biến hoặc khó dự báo trước.
|
- Tích hợp phức tạp hơn do các công việc cần được tương tác và truy cập linh hoạt giữa Private Cloud và Public Cloud.
- Yêu cầu kỹ thuật cao do công nghệ Hybrid Cloud cần khả năng tương thích cao với API và kết nối mạng ổn định.
- Một số trường hợp bị hạn chế kết nối, gián đoạn dịch vụ do vi phạm thỏa thuận SLA nên cần có phương án dự phòng.
- Có thể phát sinh thêm chi phí nếu doanh nghiệp không kiểm soát và phân chia khối lượng công việc chó API của nhà cung cấp Public Cloud.
- Tốc độ kết nối và độ trễ cần được kiểm tra kỹ để tránh ảnh hưởng đến việc truyền tải thông tin.
- Cần có đội ngũ nhân viên có trình độ để xây dựng và bảo trì Private Cloud thường xuyên.
|
Với những ưu điểm và hạn chế trên, Hybrid Cloud là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số, tăng cường khả năng bảo mật, giải quyết sự cố/gián đoạn dữ liệu hoặc muốn tối ưu chi phí khi đầu tư vào đám mây.
6. So sánh Hybrid Cloud với Private Cloud, Public Cloud và Community Cloud
Để có thể lựa chọn mô hình đám mây phù hợp, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng so sánh Hybrid Cloud với các giải pháp đám mây khác dưới đây:
So sánh |
Private Cloud |
Public Cloud |
Hybrid Cloud |
Community Cloud |
Điểm giống |
- Đều cùng chạy trên môi trường điện toán và sử dụng các cấu trúc liên kết mạng.
- Giúp doanh nghiệp có thể đồng bộ và truyền dữ liệu.
|
Điểm khác |
Do một doanh nghiệp/tổ chức sở hữu và vận hành. |
Do nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba quản lý và vận hành. |
Do doanh nghiệp/ tổ chức kết hợp cùng bên cung cấp dịch vụ thứ ba sở hữu và vận hành. |
Do nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng sở hữu và vận hành. |
Các tổ chức thường sử dụng: bệnh viện, tổ chức chính phủ, cơ sở giáo dục, v.v |
Các tổ chức thường sử dụng: doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp, v.v. |
Các tổ chức thường sử dụng: công ty có nhiều phòng ban, ngành khác nhau, doanh nghiệp khôi phục dữ liệu, thử nghiệm ứng dụng mới. |
Các tổ chức thường sử dụng: công ty liên doanh, các đơn vị kinh doanh, tổ chức nghiên cứu và đấu thầu. |
Chi phí đầu tư cao. |
Chi phí đầu tư mô hình thấp. |
Chi phí đầu tư thấp. |
Chi phí đầu tư cao. |
Chi phí hoạt động thấp. |
Chi phí hoạt động cao. |
Chi phí hoạt động cao. |
Chi phí hoạt động thấp. |
Từ bảng so sánh trên, có thể thấy Hybrid Cloud có điểm giống và khác biệt rất riêng so với 3 giải pháp đám mây còn lại. Các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân có thể cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp với nhu cầu của mình.
7. Những câu hỏi thường gặp về Hybrid Cloud
7.1 Doanh nghiệp nên triển khai Hybrid Cloud khi nào?
Các doanh nghiệp có thể triển khai mô hình Hybrid Cloud khi muốn tăng cường khả năng bảo mật, chuyển đổi số tổ chức, chủ động xử lý việc gián đoạn dữ liệu hoặc muốn tối ưu lại chi phí khi sử dụng các giải pháp đám mây.
7.2 Tự động hóa trong Hybrid Cloud đem lại lợi ích gì?
Tự động hoá trong mô hình Hybrid Cloud mang đến các lợi ích:
- Tự động cung cấp cơ sở hạ tầng và tổ chức tài nguyên điện toán phù hợp.
- Kiểm soát quá trình thực hiện công việc và tự động sao lưu dữ liệu.
- Giảm thiểu lỗi và tăng cao tỉ lệ chính xác.
Nếu đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ Hybrid Cloud bảo mật với mức độ sẵn sàng cao, Quý doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ Cloud VNPT (điện toán đám mây VNPT). Cloud VNPT cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp về dịch vụ máy chủ ảo Smart Cloud với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Dễ dàng quản lý, chủ động kiểm soát thiết lập các cấu hình cho đám mây.
- Đa dạng nguồn tài nguyên: CPU, RAM, dung lượng, lưu trữ, băng thông, v.v.
- Linh hoạt thanh toán với nhiều gói cước khác nhau.
- An toàn vận hành với tốc độ mạnh mẽ và ổn định.
Trên đây là những thông tin chi tiết về mô hình Hybrid Cloud cũng như những ưu – nhược điểm của giải pháp đám mây này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về dịch vụ Hybrid Cloud, quý khách vui lòng liên hệ một trong các kênh dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng: